Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Làm đẹp với nha đam

Làm đẹp với nha đam

Trị mụn bằng nha đam

Mỗi ngày dùng 200g lá nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ để ăn.

Hoặc dùng 500 ml nước cốt nha đam, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.

Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.


Mặt nạ tinh chất nha đam

Ép phần thịt bên trong của lá nha đam tươi lấy nước. Lọc qua bông để được nước nha đam nguyên chất. Nhỏ 2, 3 giọt nước nha đam với 4, 5 giọt nước sạch và thoa đều lên mặt. Có thể cắt phần thịt lá nha đam thành những lát mỏng rồi đắp vùng mặt và cổ giống như đắp mặt nạ dưa leo, cà chua. Loại mặt nạ này có tác dụng làm mát da, mau lành vết thương ở làn da, giúp se lỗ chân lông và làn da thêm bóng mượt.

Mặt nạ nha đam – mật ong


Sử dụng 100g nha đam tươi, 10g mật ong. Lấy lá nha đam rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi. Đổ 500ml nước vào nồi đun lửa to đến khi sôi. Sau đó tiếp tục đun lửa nhỏ trong 15 phút. Chắt nước hòa với mật ong. Uống nước này kết hợp với đắp dung dịch đã chế lên mặt. Sau 1 tháng, bạn sẽ thấy da mặt được cải thiện đáng kể: mịn bóng, se lỗ chân lông và mượt mà hơn.

Nha đam làm mượt tóc

Dùng phần thịt lá nha đam ép lấy nước, hòa thêm với nước lạnh cho bớt đặc. Sau khi làm ẩm tóc thì dội dung dịch nha đam đó lên. Sau đó dùng khăn bịt kín đầu để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa thành phần hữu hiệu của nha đam. Khoảng 5 – 10 phút sau mở khăn ra, gội đầu lại bằng nước ấm, tóc sẽ rất mềm mượt.

Sử dụng tinh chất lá nha đam, thêm vài giọt dầu cây thầu dầu và 2 thìa mật ong. Trộn đều tất cả các thành phần trên với nhau. Thoa lên tóc và ủ khoảng 40 phút sau, gội sạch với lạnh sẽ giúp mái tóc của bạn luôn khỏe, giữ được độ bóng mượt và suôn mềm.

Nha đam từ xa xưa đã được coi là thần dược để làm đẹp cho người phụ nữ. Bạn hãy thử sử dụng thần dược nha đam làm đẹp cho mình nhé.

Công dụng của nha đam

Công dụng của nha đam

Lô hội hay còn gọi là nha dam, Long tu là một loài cây thuộc chi Lô hội, có lẽ có nguồn gốc từ Bắc Phi. Cùng khám phá những công dụng của nha đam đối với làm đẹp và sức khỏe.


Nha đam có rất nhiều công dụng


1, Làm đẹp với nha đam

Chắc hẳn ai cũng biết được công dụng của nha đam là làm đẹp. Nha đam (lô hội) được xem như một loại thần dược với những công dụng và hữu ích tuyệt vời. Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn được sử dụng vào mục đích trị bệnh.


Công dụng của nha đam trước tiên là làm đẹp

2, Làm dịu mát

Đầu tiên, không thể không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha đam. Chính nhờ đặc tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.
3, Tái tạo da

Công dụng của nha đam chính là tái tạo da. Thay bằng việc sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn “sở hữu” một làn da mềm mịn và trắng hồng tự nhiên, bạn hãy dùng lô hội như một loại thần dược dành cho phái đẹp.

Bôi lô hội lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc uống nước ép lô hội cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Và cũng xin nói thêm rằng, lô hội là loại “mỹ phẩm thảo dược” không gây kích ứng da.
4, Tạm biệt nếp nhăn

Nha đam chính là phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy lô hội bôi lên mặt, nhựa lô hội sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.


Tạm biệt nếp nhăn nhờ công dụng của nha đam
5, Đối với đôi môi nứt nẻ

Mùa hanh khô đang đến gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải “đương đầu” với những mối nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.
6, Trị mụn

Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển. Chính vì vậy,công dụng của nha đam ở đây là trị mụn hiệu quả


Nha đam giúp trị mụn rất hiệu quả

7, Đối với ánh nắng mặt trời

Các minh chứng khoa học đã cho thấy rằng, nha đam có khả năng “bảo vệ” bạn, đặc biệt làn da nhạy cảm của bạn dưới tác động của các tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời UVA và UVB (UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư da).
8, Khắc phục chứng khô mắt

Có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút.
9, Phục hồi mái tóc hư tổn

Do việc sử dụng nhiều loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều gàu, để tìm lại “sức sống” cho mái tóc, bạn hãy làm theo cách sau đây:

Trộn lô hội với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trứơc khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và cảm nhận hiệu quả bất ngờ từ công dụng của nha đam


Phục hồi tóc hư tổn nhờ công dụng của nha đam
10, “Trị” chứng “nguyệt san” bất thường

“Nguyệt san” là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình.
11, Vết thâm tím, trầy xước

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lô hội có chứa chất khử trùng. Vì thế, lô hội đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các nhiễm trùng do các vết thương hở gây nên.
12, Đối với các vết bỏng

Công dụng của nha đam còn là trị vết bỏng. Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ.
13, Chống béo phì

Ngoài những công dụng nêu trên, nha đam còn có tác dụng đặc biệt trong việc giam can. Các nhà khoa học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân.

Chính vì thế, nếu muốn “chiến dịch”giảm cân đạt hiệu quả cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào thực đơn của mình.

Tác dụng của nha đam

Tác dụng của nha đam

Khoa học chứng minh trong nha đam chứa nhiều vitamin A, C, E, B1... cùng nhiều khoáng canxi, kali, kẽm, crôm...


Trong đông y, nha đam là bài thuốc giúp giải nhiệt giảm đau, trị viêm da. Nha đam phù hợp với những bệnh nhân tiểu đường, là bài thuốc trị táo bón hiệu quả . Làn da của chúng ta được cải thiện đáng kể nhờ thường xuyên dùng nha đam.


Nha đam (lô hội) không chỉ là vị thuốc mà còn là nguyên liệu tạo nên những món ăn dân dã ngon lành


Cách sơ chế

Mua lá nha đam tươi ngoài chợ về, gọt sạch vỏ ngoài, chỉ lấy lõi bên trong, sau đó xắt miếng, rắc muối vào nha đam, bóp nhẹ, rồi đem xả thẳng dưới vòi nước cho hết nhớt. Sau đó đem nha đam trụng nước sôi chừng 1 phút để hết vị đắng. Vớt nha đam ra, để nguội, rồi xóc với một chút đường, cho vào hộp để trong ngăn mát tủ lạnh để chế biến các món ăn tùy thích.


Các món ăn đơn giản từ nha đam


Nước chanh mật ong nha đam: Nha đam đã sơ chế, pha cùng nước chanh đường cùng vài giọt mật ong bạn có một thức uống ngon mát.

Chè nha đam: Các món chè khi múc ra chén, cho nha đam xắt hạt lựu lên trên ăn sẽ ngon mát hơn.

Thức uống hỗn hợp: Nha đam xắt nhỏ hoặ c lấ y thìa nạo, cho vào máy xay sinh tố xay cùng các loại trái cây, sữa tươi. Nếu không thích uống sinh tố thì có thể xắt nha đam và các loại trái cây (kiwi, dâu tây, thanh long,… tùy thích) thành mi ế ng nhỏ, cho vào ly nước, thêm chút đường, quấy đều và thưởng thức.
Nha đam có thể làm nguyên liệu cho món gỏi trộn rất thú vị. Bạn có thể làm gỏi nha đam tôm thịt, gỏi nha đam hải sản…

Lạm dụng nha đam có thể gây nám da

Lạm dụng nha đam có thể gây nám da

Nha đam, tên khoa học Aloe vera, A.barbadensis, A.vulgaris.


Theo y học cổ truyền nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan, chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận tràng...

Công dụng của nha đam

Nha đam có nhiều lợi ích như ức chế đau, giảm viêm, giảm đau, chống viêm và giải dị ứng. Nhờ chất glycoprotein, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Ngoài ra, có thể làm lành vết thương, tẩy sạch các tế bào sừng trên da, kháng khuẩn, kháng nấm, giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới; kích thích tiêu hóa và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hóa và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận tràng.


Nha đam tẩy sạch các tế bào sừng trên da, giúp loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới.

Những lưu ý khi sử dụng

Tuy nha đam có nhiều công dụng tốt nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng. Nha đam có nhiều loài và cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi. Nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hóa sẽ làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc tố trong nha đam tuy không làm chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, nếu phụ nữ mang thai ăn phải có thể sinh quái thai. Khi tiêu hóa một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng như máu. Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết. Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Phụ nữ sử dụng các loại kem từ nha đam cần chú ý, do tính chất tẩy sạch và làm bong tróc các biểu bì sừng và tái tạo tế bào mới, nên khi lớp da non tiếp xúc các tia bức xạ ngoài trời sẽ rất dễ gây nám da. Khi ăn nha đam cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch nha đam để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5 - 10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh. Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại

Những công dụng tuyệt vời của nha đam

Những công dụng tuyệt vời của nha đam


Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, nha đam còn giúp tăng cường hệ tiêu hoá và làm đẹp da cho teen nữa đấy!


1. Làm đẹp da


Cứ nhìn vào thực tế ngày càng có nhiều hãng mỹ phẩm cho ra đời những sản phẩm có chiết xuất từ nha đam là teen biết ngay công dụng chăm sóc da của nha đam rùi! 

Nha đam có tác dụng làm da mịn màn, se kít lỗ chân lông, hạn chế tiết bã nhờn, kháng khuẩn ngừa viêm da nên dùng để chữa mụn trứng cá rất tốt. 

Chính vì vậy mà chiết xuất nha đam phù hợp với mọi loại da từ da khô đến da nhờn, dùng để trị mụn, phỏng nắng hoặc chống lão hoá đều tuyệt vời cả.

nha đam

Với teen thì không cần phải dùng đến những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng làm gì, vì bạn có thể tự làm đẹp tại nhà với nha đam mua trong siêu thị. 

Nếu muốn dùng nha đam như một loại mặt nạ dưỡng da thì bạn chỉ lấy phần gel trong của nhà đam, bỏ hết phần vỏ xanh, rửa sạch với nước ấm pha muối, rồi để chỗ nha đam ấy vào tủ lạnh để dùng dần. Khâu "sơ chế" kĩ lưỡng này sẽ giúp bạn không thấy nóng rát da khi dùng nha đam.

2. Hỗ trợ tiêu hoá

Một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh phải đảm bảo nhiệm vụ hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ các món ăn mà teen măm vào mỗi ngày. 

nha đam

Nếu teen chịu khó uống nước nha đam thì tình trạng này sẽ được cải thiện rõ rệt. Nha đam giúp làm dịu cơn đau dạ dày, giảm chứng ợ chua, cân bằng men tiêu hoá và tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của ruột.

3. Thanh nhiệt

Nha đam là liều thuốc tự nhiên để giải độc cho cơ thể. Nếu lịch học và làm việc khiến bạn phải kết thân một cách bất đắc dĩ với những hàng quán bán thức ăn ngoài đường hay những tiệm fast food thì bạn nên bổ sung nước hoặc chè nha đam đậu xanh vào thực đơn hàng tuần của bạn.

nha đam

Nha đam nấu chung với đậu xanh sẽ là món chè giải nhiệt hoàn hảo, giúp thải độc tố trong cơ thể, đồng thời làm mát và dịu da. Bạn có thể dùng món chè này như một phương thuốc làm đẹp da vừa công hiệu lại cực kì...ngon!

4. Tăng cường sức đề kháng

Uống nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì mức cân nặng khoẻ mạnh, đồng thời cung cấp các vitamin và khoáng chất quan trọng cho cơ thể. Nha đam không hề làm bạn béo lên mà lại giúp bạn duy trì nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. 

Trong chế độ ăn uống hằng ngày của chúng mình, các vitamin và khoáng chất không được bổ sung đầy đủ nên chúng mình có thể cân nhắc uống 1 ly nước nha đam để cung cấp những vitamin còn thiếu ấy.

nha đam

Bên cạnh các vitamin và khoáng chất, nha đam còn chứa rất nhiều chất chống oxy hoá. Những chất này không những giúp cơ thể chúng mình tăng cường sức đề kháng mà còn chống lão hoá và hỗ trợ điều trị, cũng như ngăn ngừa bệnh ung thư nữa!

Lá cây lô hội chữa bệnh

Lá cây lô hội chữa bệnh


nha đam

Lô hội có tác dụng giảm trừ các bệnh xơ gan cổ trướng, bệnh tiểu đường và cao huyết áp


Dưới đây là một vài công thức pha chế để trị bệnh:

Bệnh xơ gan cổ chướng:

Lấy một nắm lá cây nha đam, gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nửa lít mật ong nguyên chất.

Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).

Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn.

Lưu ý: không có thêm rượu cho người bị bệnh gan

nha đam

Ngoài tác dụng làm đẹp, lô hội còn được dùng để chữa một số bệnh (nguồn ảnh: internet)


Bệnh tiểu đường và cao áp huyết:

Cách thứ nhất:

Lấy một nắm lá nha đam gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

Cách thứ hai:

Lấy một nắm lá nha đam nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

Cách thứ ba:

Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá nha đam gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.

Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.

Cẩn trọng khi sử dụng nha đam

Cẩn trọng khi sử dụng nha đam


nha đam

Vài năm gần đây, cây nha đam được nhiều người sử dụng để làm đẹp và trị bệnh. Nha đam cung cấp hai chất chính: gel (phần trắng, nhớt sau khi gọt bỏ vỏ xanh) và nhựa cây (màu vàng, chảy ra ở mặt cắt của lá).

Gel nha đam được ghi nhận có tác dụng tốt trong những bệnh lý như: đái tháo đường, vảy nến, tăng cholesterol máu, bỏng, tổn thương da do tia xạ sau điều trị ung thư, giúp nhanh lành vết thương... Còn phần nhựa cây, là vị thuốc lô hội trong Đông y, vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, thông tiện, là chất tẩy xổ mạnh, chữa táo bón.
Tuy nhiên, không phải nha đam đều tốt cho mọi người. Khi sử dụng cần thận trọng đối với những đối tượng sau:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Một vài báo cáo cho thấy, nha đam có thể liên quan với sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên dùng các sản phẩm từ nha đam.
- Trẻ em dưới 12 tuổi: Nha đam gây đau bụng, vọp bẻ và tiêu chảy.
- Bệnh nhân đái tháo đường đang điều trị thuốc: Một vài nghiên cứu cho thấy, gel nha đam có tác dụng giảm mức đường huyết. Nếu bạn bị đái tháo đường và đang điều trị thuốc mà muốn dùng nha đam, hãy theo dõi chỉ số đường huyết chặt chẽ hơn để phòng ngừa biến chứng hạ đường huyết quá mức, có biểu hiện nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, run… nếu nặng hơn có thể gây giảm khả năng tập trung, lú lẫn, hôn mê...
- Người mắc bệnh trĩ: Khi dùng nha đam, đặc biệt là có lẫn nhựa cây sẽ gây kích thích đại tràng, có thể làm bệnh nặng hơn.
- Người có bệnh lý thận: Không nên dùng liều cao hoặc kéo dài vì một số hợp chất trong nhựa cây khi tích lũy sẽ gây suy thận.

nha đam

Không phải nha đam đều tốt cho mọi người

- Phẫu thuật: Do tác dụng làm giảm đường huyết nên nha đam sẽ gây khó khăn trong việc kiểm soát mức đường huyết trong và sau phẫu thuật. Nên ngưng dùng nha đam ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật.
- Người đang dùng thuốc Digoxin chữa suy tim, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng đông, thuốc chống rối loạn nhịp… chú ý vì nha đam nhuận tràng, gây tiêu chảy và làm giảm ion kali trong cơ thể, gây tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Người cao tuổi hay người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, đi cầu phân sống, tiêu chảy: Theo Đông y, những chứng trên gọi là bệnh lý tỳ vị hư hàn, không nên dùng nha đam.
Một số cách chế biến nha đam đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng tốt trong các bệnh lý đường tiêu hóa như nhiệt miệng, viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm gan, hội chứng đại tràng kích thích, táo bón... đồng thời giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể:
- Sơ chế: gọt bỏ phần vỏ xanh và gai hai bên lá, rửa kỹ với nước muối loãng nhiều lần để làm trôi sạch phần nhựa màu vàng, sau đó xắt hạt lựu hay thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Nha đam, mật ong (ba-bốn muỗng cà phê): dùng tươi hoặc xay sinh tố.
- Nha đam trộn sữa tươi (200ml) hoặc sữa chua (một hũ).
- Nha đam, nghệ vàng (dạng bột từ một-hai muỗng cà phê), có thể kết hợp thêm cam thảo 6-8g.
- Canh nha đam, rong biển, có thể nấu với thịt hoặc tôm, tép: sau khi nấu nước dùng, nêm vừa ăn, đợi nước sôi lại, bạn hãy cho nha đam và rong biển vào sau cùng.
Dùng nha đam làm thực phẩm sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt nếu chúng ta sơ chế đúng cách, loại bỏ sạch phần nhựa màu vàng, đồng thời dùng phần gel nha đam với lượng thích hợp, thường trong khoảng 100-200mg trong một ngày.
Lưu ý, những thực phẩm chế biến có sử dụng nha đam chỉ nên dùng hai-ba lần trong một tuần. Nếu dùng với mục đích nhuận trường, chữa táo bón không nên dùng quá hai tuần.

Nha đam độc khi sử dụng không đúng cách

Nha đam độc khi sử dụng không đúng cách

Nha đam có nhiều vi chất tốt cho sức khỏe nhưng sử dụng không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả không ngờ.


Nha đam (lô hội), tên khoa học Aloe vera, A. barbadensis, A. vulgaris là một chi gồm nhiều loài khác nhau, nguồn gốc từ Bắc Phi. Những dòng chữ tượng hình và những hình vẽ còn lưu lại trên những bức tường ở những đền đài Ai Cập cho thấy cây nha đam đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3.000 năm. Ngày nay con người đã chứng minh và khẳng định được vai trò của cây nha đam trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.


Một số nhà khoa học lớn tại Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu chính thức trên thực nghiệm và lâm sàng trong nhiều năm đã chứng minh được hiệu quả của nha đam đối với sức khoẻ con người là rất lớn.


truyền thuyết nữ hoàng Ai Cập Cleopatre nhờ nha đam mà có làn da mịn màng Ảnh: CTV


Kim cổ, Đông Tây đều khen

Theo y học cổ truyền, nha đam có vị đắng, tính hàn, tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, thông tiện, làm mát gan. Dùng để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá, ăn uống không tiêu, làm thuốc nhuận trường (với liều thấp 0,05 - 0,1g dạng nhựa khô màu đen), tẩy xổ (0,15 - 2g), trẻ con bị cam tích, táo bón. Nha đam còn có tác dụng thông mật, nhuận gan, kiện tỳ vị, chữa viêm loét dạ dày.

Còn theo y học hiện đại, thống kê các kết quả nghiên cứu cho thấy nha đam có các lợi ích như sau: ức chế đau, dạng gel thoa vào các vùng bị thương sẽ giúp giảm viêm, giảm đau. Chống viêm và giải dị ứng, nhờ chất glycoprotein giúp loại trừ bradykinin là chất trung gian gây đau và viêm, nha đam còn ức chế các phản ứng histamine và giúp giải dị ứng nhanh chóng. Làm lành vết thương và tẩy sạch các tế bào sừng trên da. Kháng khuẩn và kháng nấm. Giúp tái sinh tế bào, loại bỏ tế bào già và giúp tái sinh các mô mới. Kích thích tiêu hoá và nhuận tràng, chống viêm ruột, táo bón, nhờ nha đam chứa nhiều loại men tiêu hoá và nhóm hoạt chất emodin và aloin có tác dụng nhuận trường. Tăng cường giải độc cơ thể, nhờ tăng cường chuyển hoá tại gan, thận giúp loại trừ độc tố tế bào, khi uống nha đam liều thấp, có thể sẽ bị xổ nhẹ, nhờ đó giúp tẩy hết những vi khuẩn độc trong ruột. Đại học Oklahoma (Mỹ) đã ứng dụng nha đam trong nha khoa, và chế dạng kem đánh răng, dịch chiết nha đam giúp ngừa chảy máu chân răng và viêm nướu, chống sâu răng và làm răng chắc khoẻ.

Nhờ chứa nhiều chất bổ dưỡng cung cấp năng lượng cho tế bào, mà các thực phẩm chức năng bào chế từ nhựa nha đam dạng uống còn chữa được chứng mất ngủ, trầm cảm, viêm đại tràng, tiêu hoá kém, tuần hoàn kém, bệnh viêm khớp… Nha đam được dùng làm mỹ phẩm nhờ hai thành phần chính là lignin và polysaccharide thấm sâu vào biểu bì, tẩy sạch các vi khuẩn và chất dầu bịt lỗ chân lông. Nhờ các chất dinh dưỡng có trong nha đam giúp tái sinh tế bào, làm lành vết thương, chữa mụn nám. Nha đam đã được chế thành các loại kem giữ ẩm bù nước cho da, kem dưỡng da, lột da, chống nắng, bảo vệ da và kem mátxa toàn thân. Dạng gel bôi da còn được ứng dụng trong ngoại khoa để làm lành vết mổ và phòng chống nhiễm xạ.

Ngộ độc nếu sử dụng không đúng


Nha đam có nhiều loài, mỗi loài có sinh trưởng riêng và tuỳ theo thổ nhưỡng, khí hậu, vùng đất mà hàm lượng và thời kỳ thu hái có khác nhau, trong đó tốt nhất vẫn là A. vera và A. barbadensis, cây cho chất lượng tốt nhất vẫn là từ 2 - 3 năm tuổi.

Khi ăn nha đam, cần làm sạch lớp mủ màu vàng kế bên lớp thạch để tránh ngộ độc. Liều dùng lá tươi mỗi ngày từ 5-10g. Chọn những bẹ nhỏ, xanh nhạt, gọt bỏ lớp vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, cắt nhỏ, ăn chung với yaourt, nấu với đậu xanh.

Dùng lâu dài với liều lượng thấp không có hại. Không nên bôi trực tiếp lên da vì dễ bị kích ứng gây đỏ da và viêm loét. Đối với phụ nữ có da dễ nhạy cảm, trước khi sử dụng cần phải test trước để tránh làm sưng tấy và nhiễm trùng vùng da bị dị ứng.

Điều cần biết là nhựa cây nha đam nguyên chất là một chất độc, khi để ra ngoài không khí chất nhựa này dễ bị oxy hoá làm mất đi một phần hoạt tính, do đó cần có quy trình chiết xuất đúng đắn để ổn định hoạt chất.

Chất độc tố trong nha đam tuy không gây chết người nhưng có thể làm người ăn phải bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể sinh quái thai.

Tiêu hoá một lượng lớn nha đam có thể gây co thắt bụng, nôn mửa, tiêu chảy, bên cạnh đó nó còn bài tiết qua nước tiểu làm cho nước tiểu có màu như máu.

Phụ nữ đang cho con bú dùng cẩn thận vì trẻ có thể bị ngộ độc khi bú mẹ.

Nếu dùng trong thời gian dài (3 – 6 tháng dạng đã chế thành viên) có thể có hiện tượng tích luỹ gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy.

Người bị bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng vì anthraquinon trong nhựa nha đam gây sung huyết.

Người hay lạnh, hư hàn, tiêu chảy, huyết áp thấp cũng không dùng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Nha đam trị bệnh và dưỡng nhan

Nha đam trị bệnh và dưỡng nhan




Nha đam (còn gọi lô hội, long tu) là loại cây nổi tiếng bởi tác dụng làm đẹp, chữa bệnh. Đông y dùng nha đam làm thuốc bổ, hỗ trợ tiêu hóa và điều kinh.


Nha đam nấu với đường phèn, đậu xanh là món thanh nhiệt, nhuận tràng. Nhiều người cho rằng, làm nha đam khó, mất thời gian. Thực tế, muốn rút ngắn thời gian không khó, chỉ cần dùng dao cắt dọc hai bên gờ lá, dùng muỗng nạo lớp vỏ trên rồi nạo tiếp phần ruột ra khỏi lớp vỏ bên dưới. Nha đam bỏ vỏ nhào với muối hột, rửa lại dưới vòi nước cho hết nhớt. Sau khi làm sạch mới cắt nhỏ vừa ăn để nấu chè. Khi nấu chè, cần nấu đậu xanh trước, nêm đường phèn rồi mới cho nha đam vào, chè sôi là bắc xuống ngay. Món chè này ăn nóng hoặc lạnh đều ngon.

Nha đam làm sạch, trụng chín, trộn vào sữa chua sẽ tạo ra món sữa chua nha đam ngon miệng. Món ăn này tốt cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh vì cung cấp cho cơ thể các vitamin giúp chống lão hóa, đẹp da như: A, E, C; khoáng chất bảo vệ tim mạch như kali. Khi chọn mua nha đam, nên chọn loại lá nhỏ, bề ngang 4cm, bề dài 3 - 4 tấc, loại lớn hơn (có lá nặng gần cả ký) ăn không ngon. Chỉ cần 5 - 7 lá nhỏ là đủ cho nồi chè 4 - 5 người dùng.

Điều lưu ý khi dùng nha đam là không dùng nhiều, tránh nguy cơ cao bị tác dụng phụ như: tháo dạ, mạch chậm, hạ nhiệt độ. Vì vậy, người bị trĩ, tiêu hóa kém, dễ bị tiêu chảy và thai phụ không nên dùng nha đam.

Dân gian ứng dụng tính sát khuẩn của nha đam để chữa bệnh ngoài da. Khi bị đau, ngứa do côn trùng chích, chỉ cần dùng ruột nha đam bôi vào là dễ chịu ngay. Do nha đam có công dụng sát khuẩn nên hiệu quả trong các trường hợp da mặt bị nhiễm trùng, tróc da, đỏ da. Chỉ cần nạo lấy lớp ruột đắp lên da mặt hoặc dùng ruột nha đam thoa nhẹ lên mặt là cơn ngứa, rát “lặn” mất. Đắp vài lần sẽ thấy da mịn đẹp.



Ảnh: Gettyimages

Nha đam đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp da bị mụn do nhiễm trùng và ăn nhiều “đồ nóng”. Tuy nha đam là mỹ phẩm giúp làm sáng, mịn da, hỗ trợ điều trị nám, nhưng không nên đắp quá thường xuyên, chỉ cần đắp mỗi tuần một - hai lần là đủ. Thời gian đắp chỉ cần 10 phút để nha đam phát huy công hiệu, trả lại cho làn da vẻ khỏe mạnh. Khi đắp cần nhớ không dùng cả vỏ vì vỏ nha đam sẽ khiến da có cảm giác bị ngứa, châm chích, rất khó chịu.

Nha đam là loại cây dễ trồng, hình dáng lá lại đẹp, vì thế chỉ cần trồng một chậu nha đam trong nhà là có cả “thuốc” và “mỹ phẩm” cho gia đình khi cần. Cây nha đam dễ trồng, chịu nắng, ưa ẩm ướt. Chậu trồng nha đam cần có độ cao khoảng 2 tấc, đường kính 4 - 5 tấc để chúng sinh “con đàn cháu đống”.

Công dụng chữa lành vết thương của cây lô hội (nha đam)

Công dụng chữa lành vết thương của cây lô hội (nha đam)


Cây lô hội (nha đam) cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da, giảm đau, giảm sưng và giải độc cho cơ thể.

Cây lô hội (Aloe vera) là một loài cây mọng nước phát triển trong vùng khí hậu ấm áp, khô cằn. Loại cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe.

Cây lô hội cũng dễ trồng trong nhà và có thể được sử dụng khi cần thiết để làm dịu các kích ứng da. Ngoài ra, cây lô hội đã được chứng minh là là có thể làm giảm sưng do một số nguyên nhân.

Để biết thêm một vài công dụng của cây lô hội (nha đam), các bạn có thể tham khảo dưới đây.




Dùng sau phẫu thuật


Theo một nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ", số ra tháng 9 năm 2011, thì cây lô hội có thể dùng rất hữu ích trong việc làm giảm sưng sau khi phẫu thuật. Nghiên cứu đề cập đến lô hội trong một danh sách các trị liệu bổ sung có tác dụng đẩy nhanh tiến độ chữa lành vết thương và giảm sưng. Các chất bổ sung khác được liệt kê trong nghiên cứu bao gồm các enzyme bromelain, kim sa thảo dược giảm đau, vitamin C, bioflavenoids, tinh dầu hoa oải hương và các loại thảo dược khác...

Chữa lành vết thương

Một nghiên cứu được công bố trong năm 2003 trên tạp chí "Alternative Medicine Review" đã công nhận cây lô hội có tác dụng làm giảm sưng và chữa lành vết thương. Có thể dùng cây lô hội đắp trực tiếp lên vết thương hoặc chỗ bị sưng để giảm thời gian chữa bệnh và giảm thiểu các cơn đau, giảm sưng và nhanh liền sẹo.



Căng cơ, bong gân

Căng cơ và bong gân là do cơ bắp làm việc quá sức. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm những lại khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Để giảm khó chịu, hãy dùng lá cây lô hội để đắp lên vết thương. Đối với các cơ bắp đau và sưng lên, hãy kết hợp đắp lá cây lô hội (có thể băng vào) với việc massage bằng kem dưỡng da lô hội ở khắp vùng bị đau trong 48 giờ. Sau đó thay thế các gói băng lô hội với chất chà lô hội nóng.

Giải độc cơ thể

Sử dụng nước ép lô hội để giảm sưng bên trong cơ thể bởi các độc tố dưới dạng chất lỏng thường tích tụ trong các mô của bạn. Nước ép lô hội khi vào cơ thể sẽ cải thiện chức năng bạch huyết và làm giảm sưng bên trong bằng cách giảm viêm trong đường tiêu hóa của bạn.


Một hệ thống bạch huyết lành mạnh sẽ giúp kiểm soát nồng độ chất lỏng và giảm sưng khắp cơ thể của bạn. Lô hội cũng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giúp các mô chứa nhiều ôxy, dẫn đến nhiều năng lượng hơn để chữa bệnh. Ngoài ra, các đặc tính chống viêm của lô hội còn làm cho nó có tác dụng giải độc.

Chữa mụn và phát ban

Cây lô hội có thể được coi là thuốc gây tê nhẹ bởi nó giảm bớt ngứa, đau và sưng do côn trùng cắn, phát ban và kích ứng da khác. Enzyme carboxypeptidase và bradykinase góp phần chữa lành vết thương ngoài da luôn có sẵn trong cây lô hội, do đó, lô hội có công dụng giảm mẩn đỏ, sưng và đau và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh.

Bỏng nhẹ và các vết thương trên da có thể chữa lành đến ba ngày hoặc nhanh hơn khi bạn sử dụng gel lô hội hoặc áp dụng nước ép từ lá lô hội tươi cắt lát và đắp hoặc chà xát lên vết thương.

Tác dụng của nha đam

Tác dụng của nha đam

Nha đam là loại cây dễ trồng, còn có tên là lô hội, du thông, tượng tỵ thảo, la vi hoa, long miệt thảo, lưỡi hổ...


Theo y học cổ truyền, nha đam vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, nhuận trường, thường dùng chữa một số bệnh như đau đầu, chóng mặt, đại tiện bí, viêm dạ dày, tiêu hóa kém, viêm mũi, kinh bế, cam tích, đái tháo đường...



nha đam

Một số ứng dụng của nha đam:


- Người bệnh tiểu đường: Dùng lá nha đam 20g nấu lấy nước uống, cũng có thể uống sống.

- Đau đầu, chóng mặt: Dùng nha đam 20g, hoa đại 12g, lá dâu 20g, đem nấu lấy nước uống hết trong ngày, chia 2-3 lần.

- Ăn uống khó tiêu: Dùng nha đam 20g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, đem nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.

- Viêm loét tá tràng: Dùng nha đam 20g, dạ cẩm 20g, nghệ vàng 12g (tán bột mịn), cam thảo 6g. Tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2 - 3 lần uống.

- Bị bế kinh, đau bụng kinh: Dùng nha đam 20g, nghệ đen 12g, rễ củ gai 20g, tô mộc 12g, cam thảo 4g. Đem tất cả nấu lấy nước uống trong ngày, chia 2-3 lần uống.

- Ho có đàm: Dùng nha đam20g, bỏ vỏ ngoài, đem nấu lấy nước uống.

- Bị chàm: Dùng lá nha đam xẻ mỏng, bôi nhựa vào chỗ bị giống như chữa bỏng. Hằng ngày bôi phủ lên nhưng không được chà rửa, khi nhựa này khô đóng vảy bong ra thì có thể đã lên da non. Nếu chàm chảy nước nhiều, có thể cô nhựa nha đam thành cao đặc sệt mà phết vào, phủ dày cho đến khi ra da non.

nha đam


- Táo bón: Dùng lá nha đam tươi mỗi ngày ăn 1 lá, hoặc lô hội 20g xay nhỏ với 0,5 lít nước, chia uống 2-3 lần trong ngày.

- Mụn nhọt: Dùng lá nha đam tươi giã nát, đắp lên nơi có mụn nhọt.

- Bị mụn trứng cá: Dùng lá nha đam tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị mụn trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.

- Viêm đại tràng mãn: Dùng 5 lá nha đam tươi bỏ vỏ ngoài, đem xay nhỏ cùng với 500 ml mật ong. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 30 ml.

Những lưu ý:

Nha đam có tác dụng tẩy mạnh, do vậy nên giảm, hoặc ngưng dùng nếu có hiện tượng đi ngoài phân lỏng. Người đang bị đi ngoài phân lỏng, phụ nữ đang mang thai thì không nên dùng.

Nhipcausuckhoe.com.vn

Tác dụng của cây nha đam và cách sử dụng nó

Tác dụng của cây nha đam và cách sử dụng nó

Nha đam (lô hội) được xem như một loại thần dược với những công dụng và hữu ích tuyệt vời. Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn được sử dụng vào mục đích trị bệnh.

nha đam

Làm dịu mát.

Đầu tiên, không thể không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha đam. Chính nhờ đặc tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu.

nha đam

Tái tạo da.

Thay bằng việc sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn “sở hữu” một làn da mềm mịn và trắng hồng tự nhiên, bạn hãy dùng lô hội như một loại thần dược dành cho phái đẹp.

Bôi lô hội lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc uống nước ép lô hội cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Và cũng xin nói thêm rằng, lô hội là loại “mỹ phẩm thảo dược” không gây kích ứng da.

Tạm biệt nếp nhăn.

Nha đam chính là phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy lô hội bôi lên mặt, nhựa lô hội sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới.

Đối với đôi môi nứt nẻ.

Mùa hanh khô đang đến gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải “đương đầu” với những mối nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây.

Trị mụn.

Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển.

Đối với ánh nắng mặt trời.

Các minh chứng khoa học đã cho thấy rằng, nha đam có khả năng “bảo vệ” bạn, đặc biệt làn da nhạy cảm của bạn dưới tác động của các tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời UVA và UVB (UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư da).

Khắc phục chứng khô mắt.

Có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút.

Phục hồi mái tóc hư tổn.

Do việc sử dụng nhiều loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều gàu, để tìm lại “sức sống” cho mái tóc, bạn hãy làm theo cách sau đây:

Trộn lô hội với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trứơc khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và cảm nhận hiệu quả bất ngờ.

“Trị” chứng “nguyệt san” bất thường.

“Nguyệt san” là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình.

Vết thâm tím, trầy xước.

Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lô hội có chứa chất khử trùng. Vì thế, lô hội đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các nhiễm trùng do các vết thương hở gây nên.

Đối với các vết bỏng

Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ.

Chống béo phì.

Ngoài những công dụng nêu trên, nha đam còn có tác dụng đặc biệt trong việc giảm cân. Các nhà khoa học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân.

Chính vì thế, nếu muốn “chiến dịch”giam can hieu qua cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào thực đơn của mình.

NHỮNG TÁC DỤNG CỦA CÂY NHA ĐAM(LÔ HỘI)

NHỮNG TÁC DỤNG CỦA CÂY NHA ĐAM(LÔ HỘI)



Tác dụng kháng khuẩn



Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh gel nha đam có tính sát khuẩn và gây tê. Dùng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu. Làm êm dịu vết thương khi bị phỏng nhẹ, khi bị côn trùng châm chích hay da bị chai cứng khi bị rám nắng. Gel Nha đam cũng có tác dụng làm tăng vi tuần hoàn (giúp máu ngoại vi lưu thông tốt). Nhũ dịch được bào chế từ Nha đam dùng để chế các loại thuốc trị Eczema hay các mụt chốc lỡ, làm mau kéo da non ở vết thương. Dịch tươi nha đam có tính kháng khuẩn lao (in vitro).

Tác dụng xổ, nhuận trường


Thời xa xưa. Từ Hypocrate đến Hải Thượng Lãn Ông đã biết đến đặc tính nhuận trường, nhuận gan, điều kinh của Nha đam.
- Liều thấp: 20-50mg nhựa Aloe khô có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan.
- Liều vừa: 100mg (3-5 lá tươi): Sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận trường, xổ.
- Liều cao: 200-500mg (10-20 lá): xổ mạnh.
Tại Pháp hiện có khoảng vài chục biệt dược có tác dụng nhuận trường, xổ mà thành phần có chứa Aloès.

Những tác dụng tuyệt vời


- Trị viêm loét dạ dày: Uống gel tươi của lá Nha đam. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày (không được quá 400mg gel tươi/ngày).
- Trị bệnh ngoài da: Dịch Nha đam tươi có tác dụng làm săn da, làm nhỏ lỗ chân lông. Bôi gel tươi hàng ngày lên mặt có tác dụng ngừa nám, làm mịn da, ngừa mụn...
- Phòng ngừa sỏi niệu: Các Anthraquinon sẽ kết hợp các ion Calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu.
Trong thực phẩm, lá Nha đam dùng để ăn tươi với đường hoặc nấu chè. Có nơi còn dùng lá Nha đam để nấu canh. Ngoài ra gel Nha đam còn được làm chất đông kết cho rất nhiều món ăn.
Trong mỹ phẩm
Do những đặc tính kỳ diệu trên. Các nhà y dược học đã nghĩ đến những loại mỹ phẩm được chế tạo từ gel Nha đam để tạo ra những loại kem dưỡng da, do pH của gel Nha đam gần giống với pH của da cho nên chúng làm cho da tươi tắn và điều hòa được độ acid của da.
Hiện nay trên thị trường, nhiều hãng mỹ phẩm đã lấy ngay chính tên Aloe vera làm tên thương mại cho những loại kem chống nắng, dưỡng da, các loại dầu gội, dầu khử mùi hôi, chất có tác dụng chống mốc, xà phòng, dầu cạo râu...
Không những được làm mỹ phẩm, cây Nha đam cũng đóng góp một phần đáng kể trong lĩnh vực... mỹ thuật. Giữa muôn ngàn hoa khoe sắc thắm. Cây Nha đam tràn đầy sức sống, mọc sừng sững hiên ngang trông chẳng khác nào "Gươm lạc giữa rừng hoa".

Cách dùng cây Nha đam chữa bệnh
Làm dịu mát. 
Đầu tiên, không thể không kể đến tính chất dịu mát và thanh nhiệt của cây nha đam. Chính nhờ đặc tính này, mà nhiều quý ông đã dùng nó như một loại gel và kem để làm giảm cảm giác đau rát sau mỗi lần cạo râu. 
Tái tạo da. 
Thay bằng việc sử dụng những loại mỹ phẩm đắt tiền, muốn “sở hữu” một làn da mềm mịn và trắng hồng tự nhiên, bạn hãy dùng lô hội như một loại thần dược dành cho phái đẹp. 
Bôi lô hội lên mặt và rửa sạch sau vài phút, làm đều đặn mỗi ngày và cảm nhận sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc uống nước ép lô hội cũng đem lại hiệu quả như mong muốn. Và cũng xin nói thêm rằng, lô hội là loại “mỹ phẩm thảo dược” không gây kích ứng da. 
Tạm biệt nếp nhăn. 
Nha đam chính là phương thuốc đặc trị nếp nhăn. Lấy lô hội bôi lên mặt, nhựa lô hội sẽ nhanh chóng thẩm thấu và thấm sâu vào tận các “ngõ ngách” trong da. Làm tăng độ ẩm, tạo độ căng cho da, mang đi những tế bào chết và tái tạo tế bào mới. 
Đối với đôi môi nứt nẻ. 
Mùa hanh khô đang đến gần, đôi môi gợi cảm của bạn đang phải “đương đầu” với những mối nguy do tiết trời hanh khô gây ra. Bạn đừng quá lo lắng và bối rối, hãy dùng nhựa lô hội bôi lên môi để “tìm lại” bờ môi mọng đỏ như trái dâu tây. 
Trị mụn. 
Lô hội có khả năng tiêu diệt mụn và các tế bào chết, thu hẹp các lỗ chân lông và cho bạn một làn da săn chắc. Hãy dùng lô hội bôi ngay vào nốt mụn khi phát hiện ra nó, để ức chế quá trình phát triển. 
Đối với ánh nắng mặt trời. 
Các minh chứng khoa học đã cho thấy rằng, nha đam có khả năng “bảo vệ” bạn, đặc biệt làn da nhạy cảm của bạn dưới tác động của các tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời UVA và UVB (UVA và UVB là các tia cực tím cực kỳ độc hại, tiếp xúc nhiều có thể gây ung thư da).
Khắc phục chứng khô mắt. 
Có tác dụng ngăn ngừa chứng khô mắt, do tiếp xúc nhiều giờ với ánh nắng mặt trời và tiếp xúc với máy tính cường độ lớn. Đơn giản, hãy lấy phần cùi của cây lô hội đắp lên mắt trong vòng vài phút. 
Phục hồi mái tóc hư tổn. 
Do việc sử dụng nhiều loại hóa chất sẽ khiến mái tóc bạn trở nên xơ cứng, thô ráp và xuất hiện nhiều gàu, để tìm lại “sức sống” cho mái tóc, bạn hãy làm theo cách sau đây: 
Trộn lô hội với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trứơc khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện và cảm nhận hiệu quả bất ngờ. 
“Trị” chứng “nguyệt san” bất thường. 
“Nguyệt san” là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần trước khi kỳ “nguyệt san” để cải thiện tình hình. 
Vết thâm tím, trầy xước. 
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong lô hội có chứa chất khử trùng. Vì thế, lô hội đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các nhiễm trùng do các vết thương hở gây nên. 
Đối với các vết bỏng 
Đối với các vết bỏng nhẹ ở cấp1, 2. Hãy nhanh chóng lấy nhựa cây lô hội và thoa vào vết bỏng để tránh sưng phồng và tấy đỏ. 
Chống béo phì. 
Ngoài những công dụng nêu trên, nha đam còn có tác dụng đặc biệt trong việc giảm cân. Các nhà khoa học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân. 
Chính vì thế, nếu muốn “chiến dịch”giảm cân đạt hiệu quả cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào thực đơn của mình. 
Bệnh xơ gan cổ chướng
Lấy một nắm cây Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nửa lít mật o­ng nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).
Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.
Bệnh tiểu đường và cao áp huyết
+ Cách thứ nhất: Lấy một nắm lá Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
+ Cách thứ hai: Lấy một nắm lá Aloe Vera nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
+ Cách thứ ba: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá Aloe Vera gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.
Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.
Trị mụn bằng Nha đam
Mỗi ngày dùng 200g lá Nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ... để ăn.
Hoặc dùng 500 ml nước cốt Nha đam, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.
Hoặc lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.
Tags: nha dam, nha đam